Tăng trưởng GDP quý III/2017 của Việt Nam đạt mức ấn tượng gần 7,5% (quý II/2017 đạt 6,4%) và tính từ đầu năm đến nay kinh tế cả nước tăng trưởng 6,4%. Theo Noelan Arbis – Chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC, mức tăng trưởng cả năm 2017 sắp chạm đến mức mục tiêu 6,7% do Chính phủ đề ra. Lần đầu tiên kể từ năm 2010 kinh tế Việt Nam đạt gần ngưỡng 7,5% trong quý III nhờ hoạt động xuất khẩu và sản xuất công nghiệp luôn tăng.

Ngành sản xuất Việt Nam đóng góp mức tăng trưởng cao

Chỉ số lạm phát toàn phần đã thoát đáy với mức tăng tháng chín là 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí chăm sóc sức khỏe và giá dầu tăng cao (tháng trước là 3,4%).

Lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và sản xuất nông nghiệp cũng thể hiện mạnh mẽ đã góp phần đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Với những số liệu thu thập trong khoảng thời gian gần đây, chúng tôi điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 lên 6,6%và tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt 6,4%.

“Kết quả kinh tế quý III/2017 cũng phần nào làm nhẹ bớt áp lực cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do thời gian qua đã tung thêm nhiều biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế với những thách thức riêng. Kinh tế quý IV/2017 sẽ duy trì đà tăng khi ngành sản xuất, du lịch, đầu tư FDI và ngành nông nghiệp đều duy trì kết quả hoạt động tốt”, chuyên gia HSBC cho biết.

Đáng chú ý, ngành sản xuất Việt Nam đã đóng góp mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Thêm nữa, chỉ số PMI mới nhất thể hiện đà tăng này sẽ còn có thể cải thiện khi năm 2017 sắp sửa kết thúc. Chỉ số PMI tháng chín đã tăng từ 51,8 điểm của tháng trước lên 53,3 điểm nhờ vào đơn đặt hàng mới và việc làm cao. Chính vì vậy, kết quả này càng củng cố quan điểm của chúng tôi rằng tăng trưởng của Việt Nam sẽ còn rất tốt cho đến cuối năm.

Áp lực nhẹ hơn

Quan trọng hơn, kết quả kinh tế quý III/2017 mạnh mẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ và NHNN khi các cơ quan này đang áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế mà có thể làm trầm trọng thêm những thách thức của nền kinh tế. Trong tháng 7, NHNN đã cắt giảm lãi suất chính sách thêm 25% xuống còn 6,25%, cùng với việc đồng thời cắt giảm các mức lãi suất khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thêm vào đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong tháng 8 cũng kêu gọi tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21% để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng cá nhân.

“Chúng tôi nhận thấy rằng tăng trưởng kinh tế nhờ vào tín dụng không hẳn là một vấn đề do vai trò của tiêu dùng tư và đầu tư phi nhà nước ngày càng tăng, động thái này có thể tạo ra những rủi ro mới cho ngành ngân hàng nếu nguồn tín dụng mới được phân bổ vào các ngành công nghiệp kém hiệu quả hơn” – HSBC cho biết.

Thêm vào đó, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% do Chính phủ đề ra trong năm nay (hoặc ít nhất là gần đạt được) sẽ làm cho Việt Nam khó có thể vượt quá mức giới hạn nợ so với GDP ở mức 65% do Quốc hội đề ra. Theo Bộ Tài chính, giả sử mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn duy trì ở mức 6,7%, nợ công sẽ đạt mức cao kỷ lục 64,8% của GDP trong giai đoạn 2017-2018 trước khi giảm dần vào các năm tiếp theo. Tất nhiên, vẫn còn đó nhiều nguy cơ sẽ song hành cùng với tăng trưởng kinh tế năm 2018, đặc biệt là khi thương mại toàn cầu giảm mạnh, nhưng ít nhất những thách thức trong năm nay đã được làm dịu đi. Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 6,4%.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *